Mẹo nấu ăn với chất béo và dầu

Eatsy

Cập nhật Lần cuối 3 năm trước

Tất cả các chất béo và dầu nấu ăn được tạo thành từ các axit béo bão hòa, không bão hòa đa và không bão hòa đơn ở các tỷ lệ khác nhau. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu về những mẹo nấu ăn với chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe của những người tiêu thụ các món ăn này.

1. Dầu ô liu: Là một trong những loại dầu toàn diện nhất, có thể sử dụng cho hầu hết các món ăn mà không làm mất đi hương vị của chúng. Ngoài ra dầu ô liu nguyên chất làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp và chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa.

2. Dầu MTC: Một loại dầu chứa nhiều chất béo với các chuỗi triglycerid độ dài trung bình, hợp với sinh tố và salad trộn, hỗ trợ giảm cân rất tốt.

3. Dầu bơ: Thường được sử dụng trong các món sa lát, sinh tố hay các món nướng. Dầu bơ có hàm lượng cao acid oleic – một loại acid béo có nhiều lợi ích trong sức khỏe giúp tăng khả năng chống oxy hóa, làm dịu đau ở những khớp bị viêm.

4. Dầu hạt lanh: Điểm khói của dầu hạt lanh khá thấp để nấu ăn tuy nhiên đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho món sa lát, sinh tố và các loại nước chấm. Dầu hạt lanh chứa nhiều omega 3 và acid alpha linolenic tốt cho hệ tim mạch.

5. Dầu hạt cải: Chứa ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa đơn, bên cạnh đó dầu hạt cải còn chứa nhiều phytosterol giúp giảm lượng cholesterol trong máu.

6. Dầu hạnh nhân: Ngoài chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, dầu hạnh nhân còn là nguồn bổ sung vitamin E quan trọng. Với điểm khói thấp, chúng thường được sử dụng trong các món ăn cần chế biến ở nhiệt độ cao. Ngoài ra hương vị của dầu hạnh nhân cũng khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

7. Dầu óc chó: Không được khuyến khích sử dụng chế biến những món ăn trong điều kiện nhiệt độ cao nhưng giống như dầu hạnh nhân, chúng có hương vị rất hấp dẫn. Dầu óc chó chứa nhiều acid alpha linolenic tốt cho hệ tim mạch và làn da.

8. Dầu dừa: Dầu dừa có mùi vị hấp dẫn nhưng chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol máu vì thế không nên sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn.

9. Dầu đậu phộng: Chứa nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ tim mạch cũng như chăm sóc làn da. Ngoài ra điểm khói cao giúp dầu đậu phộng thường xuyên được sử dụng trong chế biến những món ăn có nhiệt độ cao.

Dầu ăn là thực phẩm không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày bất kể món nấu, xào, nướng hay sa lát.... Chúng giúp hương vị các món ăn trở nên hấp dẫn hơn và là lựa chọn hoàn hảo để thay thế một phần cho mỡ động vật. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên quá lạm dụng dầu ăn, không sử dụng những loại dầu đã có mùi lạ và đặc biệt không sử dụng dầu đã qua chế biến nhiều lần. Dầu có điểm khói cao phù hợp nhất với các món nướng, xào trong khi dầu có điểm khói thấp sẽ phù hợp hơn với đồ chấm và salad trộn.

Bài viết này có hữu ích không?

4 trên 4 người đã thích bài viết này

Bạn vẫn cần trợ giúp? Nhắn tin cho Chúng tôi