Bảo quản và sử dụng bút tiêm insulin như thế nào là đúng cách?

Eatsy

Cập nhật Lần cuối 3 năm trước

Hiện nay các loại bút tiêm insulin thường có thể tích 3ml, mỗi ml có 100 đơn vị insulin. Gần đây có loại insulin glargin đậm đặc 1 ml có 300 đơn vị, và bút tiêm này chỉ có 1,5ml  và chứa 450 đơn vị insulin.


Người bệnh sử dụng bút tiêm insulin cần lưu ý các điểm sau:

- Mua số bút tiêm vừa đủ dùng cho đến lần khám tiếp theo. Có trường hợp mua nhiều quá và nếu bác sĩ đổi thuốc ở lần khám tiếp theo thì rất phí.

Trường hợp mua nhiều bút thì những bút chưa tiêm phải được bảo quản trong tủ lạnh, ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Còn riêng bút đang dùng thì nên để ở ngoài, không cất trở lại tủ lạnh nữa.

- Bút insulin vừa lấy từ tủ lạnh ra phải để ít nhất 20 - 30 phút mới được dùng. Mục đích là để insulin được làm ấm để tiêm cho đỡ đau, và được hấp thu tốt hơn.

- Chỉ lắp kim tiêm trước khi tiêm, không lắp sẵn kim từ ngày hôm trước.

Phải thay kim tiêm thường xuyên. Theo đúng yêu cầu thì phải thay kim sau mỗi lần tiêm. Trường hợp phải tiêm 2 - 3 mũi trên ngày thì có thể tái sử dụng để tiêm trong ngày nhưng không nên để qua đêm.

- Cần lăn trong lòng bàn tay hoặc lắc bút tiêm 15 - 20 lần trước khi tiêm để hỗn dịch insulin được trộn đều, nhất là với các loại bút insulin hỗn hợp.

Các bút tiêm chỉ được sử dụng trong tối đa 1 tháng. Nếu sau 1 tháng thì dù còn insulin cũng phải bỏ và thay bút mới.

Khi đi công tác hay du lịch 1-2 tuần, người bệnh có thể mang theo bút tiêm insulin để dùng mà không cần bọc trong đá khô để giữ lạnh.

Bài viết này có hữu ích không?

0 trên 0 người đã thích bài viết này

Bạn vẫn cần trợ giúp? Nhắn tin cho Chúng tôi